Kể từ năm 2016, đã có sự ra đời của các quy định rõ ràng và bắt buộc đối với trang phục y tế trong bệnh viện. Theo những quy định này, các bệnh viện trên toàn quốc đã thực hiện một cách đồng loạt việc áp dụng yêu cầu về trang phục, đồng phục phòng khám theo quy định của Bộ Y tế. Mục tiêu của việc này là giúp người bệnh có thể dễ dàng phân biệt giữa bác sĩ và điều dưỡng viên so với các thành viên khác trong bệnh viện, từ đó mang lại sự tiện lợi tối đa cho người bệnh. Vậy đồng phục nhân viên phòng khám, lễ tân, phòng mổ, các y bác sĩ bệnh viện,… được quy định như thế nào? Hãy cùng Đồng Phục Spa Đẹp khám phá ngay qua bài viết sau đây nhé!
Vai trò của việc đề ra các quy định, tiêu chuẩn trong đồng phục nhân viên phòng khám, bệnh viện, lễ tân, phòng mổ, các y bác sĩ,… là gì?
Quy định về đồng phục phòng khám đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường y tế chuyên nghiệp và tin cậy. Nhờ đồng phục đồng nhất, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết và tiếp cận với nhân viên y tế, từ đó tăng cường sự tin tưởng và sự an tâm trong quá trình khám chữa bệnh.
Đồng thời, việc áp dụng quy định đồng phục phòng khám cũng giúp bảo vệ sự vệ sinh và phòng ngừa lây nhiễm trong phòng khám. Nhân viên y tế được yêu cầu mặc đồng phục phù hợp và sạch sẽ, điều này đảm bảo rằng môi trường y tế luôn đạt được tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và vệ sinh.
Việc áp dụng quy định về đồng phục phòng khám từ năm 2016 đã mang lại nhiều lợi ích cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Nó tạo ra một môi trường chuyên nghiệp, tiện lợi và an toàn, đồng thời giúp nâng cao sự tin cậy và chất lượng dịch vụ y tế trong phòng khám.
Quy định về đồng phục nhân viên phòng khám bệnh viện, lễ tân, phòng mổ, các y bác sĩ,… Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về đồng phục phòng khám, trang phục y tế trong các cơ sở KCB và có hiệu lực từ ngày 01/02/2016 với nội dung như sau:
Chương II: Đồng Phục Nhân viên Phòng Khám
TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỌC VIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN, NGƯỜI THỰC HÀNH LÀM VIỆC, HỌC TẬP TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 4. Trang phục của bác sĩ
1. Áo: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Áo blouse cổ bẻ Danton, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông. 2. Quần: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau. 3. Mũ: Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
Điều 5: Đồng phục của nhân viên điều dưỡng viên, hộ sinh viên, y sỹ trong phòng khám
1. Áo: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: – Áo cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 2 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái; – Túi áo, tay áo và cổ áo có viền xanh dương, viền rộng 0,5 cm.
2. Quần: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Áo liền váy: Ngoài trang phục áo, quần quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nữ còn có thể được trang bị áo liền váy. a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: – Áo liền váy cổ 2 ve, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài váy quá gối 5 cm đến 10cm, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái. – Túi áo liền váy, tay áo liền váy và cổ áo liền váy có viền xanh dương, kích thước viền rộng 0,5 cm.
4. Mũ: Màu sắc: Theo màu sắc của áo hoặc áo liền váy.
Điều 6. Đồng phục của nhân viên kỹ thuật viên, cử nhân, kỹ sư và các chức danh khác làm việc chuyên môn tại các khoa, phòng lâm sàng và cận lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám
1. Áo: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Áo cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái. 2. Quần: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau. 3. Mũ: Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
Điều 7. Trang phục của dược sĩ
1. Áo: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Áo blouse, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
2. Quần: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ: Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
Điều 8. Đồng phục của nhân viên khu vực phẫu thuật, gây mê hồi sức, phòng mổ, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn
1. Trang phục của khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn: a) Áo: – Màu sắc: Màu xanh cổ vịt; – Kiểu dáng: Áo cổ trái tim, chui đầu, ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái. b) Quần: – Màu sắc: Màu xanh cổ vịt; – Kiểu dáng: Quần âu 2 ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau. c) Mũ: Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
2. Đồng phục dành riêng khi nhân viên làm việc trong phòng mổ: a) Áo: – Màu sắc: Màu xanh cổ vịt; – Kiểu dáng: Áo dành riêng cho phẫu thuật, dài tay, chiều dài quá gối 5-10cm, bo chun tay 6 cm, buộc dây phía sau. b) Quần: – Màu sắc: Màu xanh cổ vịt; – Kiểu dáng: Quần kéo dây rút; không có túi. c) Mũ: Màu sắc: Theo màu sắc của áo. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Điều này và điều kiện thực tế tại cơ sở để quyết định việc sử dụng trang phục phẫu thuật dùng một lần.
Điều 9. Trang phục của nhân viên phòng khám dinh dưỡng
1. Áo: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Áo cổ chữ U, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần: a) Màu sắc: Màu trắng; b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau. 3. Mũ: Màu sắc: Theo màu sắc của áo. 4. Đối với nhân viên chế biến thức ăn có thêm tạp dề không cổ, có hai dây đai, chiều dài ngang gối, phía sau buộc dây.
Điều 10. Trang phục của hộ lý, y công, nhân viên giặt là
1. Áo: a) Màu sắc: Màu xanh hòa bình; b) Kiểu dáng: Áo cổ trái tim, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông; phía trước có 2 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái. 2. Quần: a) Màu sắc: Màu xanh hòa bình; b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau. 3. Mũ: Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
Điều 11. Đồng phục của nhân viên tiếp đón, hành chính, thu ngân, lễ tân phòng khám
1. Áo: a) Màu sắc: Màu sáng; b) Kiểu dáng: Áo sơ mi cổ đức, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay. Đối với nhân viên nữ, khuyến khích mặc trang phục áo dài truyền thống.
2. Quần đối với nam; quần hoặc chân váy đối với nữ: a) Màu sắc: Màu sẫm; b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau. Chân váy kiều jupe, tối thiểu dài ngang gối.
3. Áo vest: Tùy điều kiện cụ thể, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định việc sử dụng áo vest. a) Màu sắc: Màu sẫm; b) Kiểu dáng: Cổ 2 ve, phía trước có 2 túi, có thể thêm túi ngực, phía sau có xẻ, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định màu sắc trang phục của nhân viên tiếp đón, hành chính, thu ngân để sử dụng thống nhất tại đơn vị.
5. Đối với nhân viên tiếp đón: Đeo dải băng màu xanh gắn trên cánh tay trái áo hoặc chéo qua người, chiều rộng 10 cm, trên dải băng in dòng chữ “NHÂN VIÊN TIẾP ĐÓN”.
Điều 12. Đồng phục của nhân viên bảo vệ phòng khám
1. Áo: a) Màu sắc: Màu ghi hoặc màu xanh cô ban sẫm hoặc màu xanh đen; b) Kiểu dáng: Áo cổ đức, cài cúc giữa, có nẹp cầu vai, dài tay hoặc ngắn tay, gấu tay có măng xéc hoặc lơ vê, 2 túi có nắp, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần: a) Màu sắc: Cùng màu với màu áo; b) Kiểu dáng: Quần âu 2 ly, có 1 túi sau.
3. Áo khoác: a) Màu sắc: Màu ghi hoặc màu sẫm; b) Kiểu dáng: Áo khoác cổ chữ K, cài cúc giữa, phía trước có 2 túi cơi chéo có nắp túi, 4 cúc, có nẹp cầu vai, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
4. Mũ kiểu kê pi cùng màu với áo.
5. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định màu sắc trang phục của nhân viên bảo vệ để sử dụng thống nhất tại đơn vị.
6. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuê công ty bảo vệ, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống nhất với công ty bảo vệ về đồng phục nhân viên sử dụng trong bệnh viện.
Điều 13. Đồng phục của kỹ thuật viên thiết bị y tế, kỹ sư thiết bị, nhân viên bảo trì, lái xe ô tô cấp cứu
1. Áo: a) Màu sắc: Màu xanh đen; b) Kiểu dáng: Áo kiểu bu dông, cổ đức, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, gấu tay măng xéc hoặc lơ vê, có nẹp cầu vai, phía trước có 2 túi có nắp, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần: a) Màu sắc: Màu xanh đen; b) Kiểu dáng: Quần âu 2 ly, có 1 túi sau. 3. Áo khoác: a) Màu sắc: Màu xanh đen; b) Kiểu dáng: Áo khoác cổ chữ K, cài cúc giữa, phía trước có 2 túi cơi chéo có nắp túi, 4 cúc, có nẹp cầu vai, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
Điều 14. Trang phục của học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành
1. Học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành học tập, thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc chức danh nào thì sử dụng trang phục của chức danh nghề nghiệp tương ứng quy định tại chương này. 2. Trên vai áo có cầu vai màu xanh dương, kích thước 4 x 10 cm.
Chương III: Đồng Phục Nhân Viên Phòng Khám
TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI BỆNH, SẢN PHỤ
Điều 15. Trang phục của người bệnh
1. Áo: a) Màu sắc: Xanh lam hoặc nền trắng, kẻ sọc xanh lam hoặc nền sáng có họa tiết màu sẫm; b) Kiểu dáng: Áo kiểu pyjama, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi.
2. Quần a) Màu sắc: Cùng màu sắc, họa tiết với màu sắc, họa tiết của áo; b) Kiểu dáng: Quần kiểu pyjama, kéo dây rút, có 1 túi sau.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc, họa tiết trang phục của người bệnh để sử dụng thống nhất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đối với trang phục của bệnh nhi: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định cụ thể trang phục của bệnh nhi để sử dụng thống nhất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 16. Trang phục của người bệnh nặng
1. Màu sắc: Màu xanh lam hoặc nền trắng, kẻ sọc xanh lam hoặc nền sáng có họa tiết màu sẫm;
2. Kiểu dáng: Áo cổ tròn, dài tay, chiều dài áo quá gối 5 cm, cột dây phía sau.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc trang phục của người bệnh nặng để sử dụng thống nhất tại đơn vị.
Điều 17. Trang phục của sản phụ
1. Áo: a) Màu sắc: Màu xanh lam hoặc màu hồng hoặc nền màu sáng có họa tiết màu sẫm; b) Kiểu dáng: Áo cổ tròn, cài cúc giữa, dài tay, dáng suông, chiều dài quá mông. 2. Chân váy: a) Màu sắc: Cùng màu với màu sắc của áo; b) Kiểu dáng: Chân váy rời, dáng suông, lưng kéo dây rút, chiều dài quá gối 10 cm. 3. Áo liền váy: a) Màu sắc: Màu xanh lam hoặc màu hồng hoặc nền màu sáng có họa tiết màu sẫm; b) Kiểu dáng: Áo liền váy cổ tròn, dài tay, cài cúc giữa, thân trước có rút nhúm ở phần eo, chiều dài quá gối 5 cm – 10 cm. 4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc trang phục của sản phụ để sử dụng thống nhất tại đơn vị.
Chương IV: Đồng Phục Nhân Viên Phòng Khám
TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH, KHÁCH THĂM, LÀM VIỆC, NGƯỜI TÌNH NGUYỆN HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH, NHÂN VIÊN BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁC TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 18. Trang phục của người nhà người bệnh
1. Màu sắc: Màu vàng nhạt; 2. Kiểu dáng: Áo cổ tròn, cài cúc giữa, dài tay, chiều dài áo dưới gối 5 – 10cm, phía trước có 3 túi, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
Điều 19. Trang phục của khách đến thăm, làm việc
Khách đến thăm, làm việc tại các khoa, phòng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng trang phục như trang phục của bác sĩ quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Điều 20. Trang phục của người tình nguyện hỗ trợ người bệnh
Người tình nguyện hỗ trợ người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng áo ghi lê, màu xanh dương.
Điều 21. Trang phục của nhân viên Bảo hiểm xã hội làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Nhân viên Bảo hiểm xã hội khi làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng trang phục theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ Y tế nhưng phải khác biệt với các đối tượng quy định tại Thông tư này.
Điều 22. Trang phục của các đối tượng khác
Trang phục của các đối tượng khác thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.
Tổng kết
Dưới đây là một số trích đoạn từ thông tư số 45/2015/TT-BYT ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2015, quy định về đồng phục cho nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2016. Việc tuân thủ đúng những quy định này, trong khi vẫn giữ được sự độc đáo của từng bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, là điều cần thiết. Đồng Phục Spa Đẹp là một đơn vị cung cấp đồng phục uy tín và chất lượng, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc tuân thủ các quy định trên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Đồng Phục Spa Đẹp cam kết mang đến cho bạn sự tư vấn và thiết kế đồng phục phù hợp với từng chức vị của phòng khám như nhân viên lễ tân, phòng mổ,.. yêu cầu của từng cơ sở y tế. Chúng tôi hiểu rằng việc giữ nguyên nét đặc trưng của từng nhân viên bệnh viện, phòng khám là điều quan trọng, và chúng tôi sẽ đảm bảo rằng đồng phục của bạn sẽ phản ánh đúng văn hóa và giá trị của cơ sở y tế đó. Hãy tin tưởng Đồng Phục Spa Đẹp để chúng tôi giúp bạn thực hiện các quy định về đồng phục một cách đúng luật và chuyên nghiệp.